10 nguyên tắc vàng vệ sinh an toàn thực phẩm
10 nguyên tắc vàng vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cho con người. An toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho giảm nghèo ở mỗi địa phương. Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cho con người. An toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho giảm nghèo ở mỗi địa phương. Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, chúng ta cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
1.Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.
Quả nên gọt vỏ trước khi ăn; Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2.Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạttới trên 70°C.
3.Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng dễ bị nhiễm vi khuẩn, có hại cho sức khỏe.
4.Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5.Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng vànhất thiết phải được đun kỹ lại.
6.Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
7.Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn: Nếu bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thươngnhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
8.Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn: Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch.Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9.Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác:Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủkính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10.Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Trên đây là 10 nguyên tắc vàng giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, mọi người, mọi nhà hãy lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
ST
- Mẹo hay khi Rửa thịt lợn
- KẾ HOẠCH Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
- ĐIỀU 55, LUẬT ATTP NĂM 2010 QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI THỰC PHÂM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN, NHƯ SAU:
- HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VIỆC THỰC HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATTP ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
- 11 BƯỚC SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH TRỒNG LÚA ĐẠT TIÊU CHUẨN VIETGAP
- BÀI TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN THỰC PHẨM MÙA HÈ
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ gìn sức khỏe gia đình
- Bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống
- XỬ TRÍ KHI BỊ NGỘ ĐỘC RƯỢU
- MỘT SỐ KỸ NĂNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TỔ CHỨC LỄ HỘI, HIẾU, HỶ
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289