Chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2025
Chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2025
1. Sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm lập hóa đơn từ 1/6
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/6/2025, trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn.
Theo quy định mới, thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan…
2. Chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức
Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2025/NĐ-CP ngày 25/4/2025 quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp.
Cụ thể, đối với chuyên gia cao cấp là cán bộ, công chức, viên chức, Nghị định quy định trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở xuống hoặc không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được hưởng chế độ, chính sách, gồm: Xếp lương vào bậc 1, hệ số lương 8,80 của Bảng lương chuyên gia cao cấp; được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Trợ lý các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến 1,25 được hưởng chế độ, chính sách, gồm: Xếp lương vào bậc 2, hệ số lương 9,40 của Bảng lương chuyên gia cao cấp; được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Thứ trưởng.
Trường hợp đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,30 trở lên được hưởng chế độ, chính sách, gồm: Xếp lương vào bậc 3, hệ số lương 10,0 của Bảng lương chuyên gia cao cấp; được hưởng chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động công vụ tương đương chức danh Bộ trưởng.
Nghị định số 92/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/6/2025.
3. Các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Ngày 26/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định số 93/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/6/2025 quy định có 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định 19 hành vi vi phạm). Cụ thể:
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
5. Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
6. Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.
7. Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
8. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
9. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục (trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 7, 8 và 10 Điều này), không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.
10. Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
12. Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính hoặc không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm.
13. Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
14. Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.
15. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
17. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
18. Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.
19. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
20. Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
* Từ 15/6/2025 bổ sung hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với người thi hành xử lý VPHC. Nội dung này được quy định tại Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC).
Theo đó, khoản 20 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP đã bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29 thêm hình thức kỷ luật bãi nhiệm trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với cán bộ thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức và tái phạm; Vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thuộc các trường hợp: Không kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới khi phát hiện có sai sót, vi phạm trong xử phạt VPHC; Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính…
4. Thay đổi điều kiện mở sân bay chuyên dùng từ ngày 23/6/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2025/NĐ-CP ngày 9/5/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam và Nghị định số 42/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở, đóng sân bay chuyên dùng.
Trong đó, Nghị định số 101/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Nghị định số 42/2016/NĐ-CP về điều kiện mở sân bay chuyên dùng:
- Phục vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, xã hội;
- Phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý tĩnh không, quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên nước, khu vực mặt nước, mặt biển, quản lý vùng trời, khu cấm bay, khu hạn chế bay;
- Chủ sở hữu sân bay đã được cấp Giấy chứng nhận và Giấy đăng ký khai thác sân bay chuyên dùng đối với sân bay đề nghị mở phục vụ mục đích thường xuyên hoạt động bay thương mại.
Các quy định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 23/6/2025.
5. Thanh tra Chính phủ thực hiện cơ cấu tổ chức mới từ 01/6/2025
Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2025/NĐ-CP ngày 20/5/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
Theo quy định, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 109/2025/NĐ-CP ngày 20/5/2025, Thanh tra Chính phủ gồm 22 đơn vị trong đó 20 đơn vị hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 2 đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ. Cụ thể:
(1) Vụ Pháp chế;
(2) Vụ Tổ chức cán bộ;
(3) Vụ Kế hoạch - Tài chính;
(4) Văn phòng;
(5) Vụ Hợp tác quốc tế;
(6) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực phía Bắc (Cục I);
(7) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực Miền Trung (Cục II);
(8) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực phía Nam (Cục III);
(9) Cục Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Cục IV);
(10) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, nội vụ, dân tộc, tôn giáo (Cục V);
(11) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Cục VI);
(12) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực xây dựng (Cục VII);
(13) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nông nghiệp và môi trường (Cục VIII);
(14) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực công thương (Cục IX);
(15) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực y tế, giáo dục (Cục X);
(16) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, ngoại giao (Cục XI);
(17) Cục Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực khoa học và công nghệ (Cục XII);
(18) Cục Giám sát và Thẩm định (Cục XIII);
(19) Cục Theo dõi, đôn đốc và Xử lý sau thanh tra (Cục XIV);
(20) Ban Tiếp công dân trung ương.
(21) Báo Thanh tra;
(22) Trường Cán bộ thanh tra.
Các đơn vị quy định từ khoản (1) đến khoản (20) là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định tại khoản (21), khoản (22) là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương trực tiếp quản lý Trụ sở Tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Nghị định số 109/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025.
6. Từ 16/6/2025, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mở một tài khoản đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-NHNN ngày 29/4/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đầu tư thuộc chính phủ nước ngoài hoặc nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đầu tư, tài chính thuộc tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên được mở thêm tài khoản đầu tư gián tiếp tương ứng với các mã số giao dịch chứng khoán được cấp, trong đó mỗi danh mục đầu tư lưu ký tại một ngân hàng lưu ký đã được cấp 1 mã số giao dịch chứng khoán thì được mở 1 tài khoản đầu tư gián tiếp tương ứng.
Quy định trên có hiệu từ ngày 16/6/2025.
7. Chính thức dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy
Theo công văn số 168/BHXH-QLT, ngày 26/3/2025 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội các khu vực và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Cũng theo công văn này, từ ngày 01/6/2025, đối với các trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế, yêu cầu cán bộ bảo hiểm xã hội trực tiếp hướng dẫn người tham gia cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID), ứng dụng định danh điện tử (VNeID) và hướng dẫn sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VNeID; căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.
Chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip.
8. Áp dụng bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ từ 01/6/2025
Ngày 07/5/2025, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) có Công văn 2262/CSGT-P5 về việc sử dụng bộ 600 câu hỏi dùng để sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông đã biên soạn, ban hành bộ 600 câu hỏi dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ và hướng dẫn sử dụng như sau:
* Bố cục bộ 600 câu hỏi
- Chương I: Gồm 180 câu về Quy định chung và quy tắc giao thông đường bộ (từ câu số 1 đến câu số 180).
- Chương II: Gồm 25 câu về Văn hóa giao thông, đạo đức người lái xe, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (từ câu số 181 đến câu số 205).
- Chương III: Gồm 58 câu về Kỹ thuật lái xe (từ câu 206 đến câu 263).
- Chương IV: Gồm 37 câu về Cấu tạo và sửa chữa (từ câu 264 đến câu 300).
- Chương V: Gồm 185 câu về Báo hiệu đường bộ (từ số 301 đến câu số 485).
- Chương VI: Gồm 115 câu về Giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông (từ số 486 đến câu số 600).
Trong bộ 600 câu hỏi có 60 câu hỏi về xử lý tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, mỗi đề sát hạch có một câu hỏi về xử lý tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, thí sinh lựa chọn đáp án sai tại câu này được tính là điểm liệt, bài thi lý thuyết sẽ không đạt yêu cầu. Phần đáp án đúng là phần gạch chân dưới câu hỏi. (danh sách 60 câu hỏi tại Phụ lục III Công văn 2262/CSGT-P5.
Xem chi tiết bộ 600 câu hỏi tại Phụ lục kèm theo Công văn 2262/CSGT-P5 ngày 07/5/2025.
9. Dừng thu đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn với đoàn viên, công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương NSNN
Ngày 23/5/2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Công văn 4133/TLĐ-ToC về việc sắp xếp tổ chức bộ máy công đoàn theo tinh thần Nghị quyết 60-NQ/TW.
Cụ thể, thực hiện Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Tiến hành sắp xếp, giải thể, hạ cấp tổ chức, chấm dứt hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương ngân sách nhà nước, lực lượng vũ trang theo tinh thần Nghị quyết 60-NQ/TW.
Thời gian hoàn thành công tác giải thể tổ chức công đoàn, kết thúc hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn nêu trên trước ngày 15/6/2025.
Thời gian dừng thu đoàn phí, kinh phí công đoàn đối với đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương ngân sách nhà nước, lực lượng vũ trang (không thuộc đối tượng tập hợp của Công đoàn Việt Nam) từ ngày 01/6/2025.
Trình tự, thủ tục sắp xếp, giải thể, hạ cấp tổ chức thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hàn
- Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024
- Tuyên truyền rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024
- Báo chí - cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân
- Chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2025
- Chính sách mới có hiệu lực thi hành từ tháng 5/2025
- Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị Quyết sửa dổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2023
- Hồ Chí Minh -Cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son.
- Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Chỉ thị 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tại xã Hà Giang
- Bài viết: Hiến máu cứu người một nghĩa cử cao đẹp
- Hội LHPN xã Hà Giang tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025.
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289