Công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh, phát triển, dễ lây lan như: thủy đậu, quai bị, rubella, cúm A, sởi, tay chân miệng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, bệnh tả, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu, ... Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh, dịch truyền nhiễm, nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ em. Để hạn chế các bệnh dich mùa hè, chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau:
I. Các bệnh thường gặp vào mùa hè
1. Tiêu chảy cấp:
Đây là một bệnh gặp nhiều nhất vào mùa hè ở trẻ, do ở thời điểm này thức ăn dễ bị ôi thiu, đặc biệt những trẻ ở độ tuổi đến trường lại thường xuyên ăn ở những hàng quán chất lượng vệ sinh kém, dễ bị ngộ độc thức ăn. Tiêu chảy cấp là một bệnh thường gặp nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ.
2. Ngộ độc thức ăn:
Thời tiết mùa hè rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng, ôi thiu. Ngoài ra, thời tiết mùa hè nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa. Trong khi đó, trẻ lại không ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào.
3. Say nắng:
Thời điểm nắng nóng gay gắt làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ.Trẻ bị say nắng cũng rất nguy hiểm đến tính mạng. Thời tiết nắng nóng những ngày hè sẽ là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh cho trẻ em cũng như những người hoạt động ngoài trời.
II. Để hạn chế các bệnh dich mùa hè, bà con nhân dân cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau:
1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh;
- Hạn chế đi ra ngoài trời và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng;
- Ăn đủ chất chú ý thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn;
- Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh;
- Uống đủ nước, người lớn uống ít nhất 2 lít/ ngày, trẻ em thường cho uống nước, thêm nước cam vắt hoặc nước chanh. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có ga.
2.Vệ sinh môi trường:
- Nhà ở gọn gàng, sạch sẽ thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí;
- Không để thức ăn, rác, nước thải vương vải làm thu hút ruồi, côn trùng vào nhà;
- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng;
- Cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực khuyến cáo mọi người không vức rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.
Mọi người cần tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin; có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan sang người thân và cộng đồng./.
Mai Sỹ Đại
- KẾ HOẠCH Thực hiện phun hóa chất tiêu độc, khử trùng vệ sinh đường làng, chuồng trại, công sở, trường, trạm y tế sau mưa lũ, áp thấp nhiệt đới từ ngày 26-28/9/2023
- Công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè
- Công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút nCoV gây ra
- Dịch tả lợn Châu Phi có nguồn gốc từ đâu và nguy hiểm thế nào?
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289