Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Giang  - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa
 

THƯ KÊU GỌI

Tôn tạo Đền thờ Tô Hiến Thành xã Hà Giang

 
Kính thưa các ông, các bà, Cô Bác, con em quê hương xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đang học tập , công tác sinh sống trên mọi miền Tổ Quốc
Kính Thưa Quý khách cùng toàn thể bà con nhân dân kính mến!

Lời đầu tiên Đảng ủy-HĐND-UBND- MTTQ xã Hà Giang trân trọng gửi đến toàn thể Quý khách các ông, các bà, Cô Bác, con em xa quê hươnglời chúc sức khỏe, gia đình hạnh phúc và thành công
Để mọi người có dịp hướng về quê hương và thêm tự hào về những truyền thống lịch sử mà ông cha ta đã để lại, chúng tôi xin trích lược và giới thiệu tóm tắt về nhân vật là anh hùng dân tộc gắn liền với sự kiện lịch sử của quê hương đất nước.

Đền thờ Tô Hiến Thành(tức Tô Đại Liêu) thời nguyễn thuộc làng Cẩm Đới( Nay là Làng Chánh Lộc), Tổng Trung Bạn, Phủ Hà Trung. Từ sau bầu cử Quốc hội khóa I (6/1/1946), bỏ đơn vị cấp Tổng, Cẩm Đới (tức Chánh Lộc) thuộc xã Hà Giang, huyện Hà trung từ đó đến nay.

Theo ngọc phả Tô Đại Liêu, bản chính của Bộ Lễ quốc gia, do đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào năm 1572( niên hiệu hồng phúc năm thứ nhất, tức đời Vua Lê Anh Tông) thì ngay từ lúc Tô Hiến Thành còn sống, vì công đức cao dày của ông mà nhân dân khắp nơi đã tự lập đền thờ để thờ sống Ông và đó cũng là đền thờ ông sau khi ông hóa thần, cũng theo bản ngọc phả của Nguyễn Bính thì chính Tô Hiến Thành đã lấy làng Cẩm Đới( tức Chánh Lộc) là nơi ở của thân phụ trước đây làm Đệ nhất chính từ, lấy Bồ hòn( Gia miêu) làm đệ nhị, lấy Thanh đớn( Hà Thanh) làm đệ tam Chính từ.

Như vậy, từ thời lý đến các triều đại Trần, Lê, Tây sơn và Nguyễn sau này, đền thờ Tô Hiến Thành ở làng Cẩm Đới (tức Chánh Lộc xã Hà Giang hiện nay) đều gọi cái tên chữ là “ Đệ nhất Chính từ Cẩm Đới” nhân dân thường gọi là Đền chính từ Tô Hiến Thành(tức là đền thờ chính của Tô Hiến Thành) đền thờ 2 vị thần, một là Đại vương Tô Hiến Thành, hai là Tống Thiên Quốc Sư- Tống Công Liêu, (người Trung Quốc) một nhà địa lý phong thủy nổi tiếng kiểu đạo sĩ lánh nạn sang việt nam và có nhiều việc làm giúp đạo, giúp đời được người đương thời trọng vọng và ngợi ca, khi mất được Tĩnh đô vương Trịnh Kiểm tặng phong Tống Công Liêu là Tống Thiên Quốc Sư rồi sức cho dân 2 huyện Tống Sơn và Nga Sơn nơi nào có thờ Tô Đại Liêu( tức Tô Hiến Thành) thì rước sắc Tống Thiên Quốc Sư về cùng thờ từ đó đền thờ Tô Hiến Thành nào ở Hà Trung và Nga Sơn cũng đều thờ cả Tống Thiên Quốc Sư, đền được làm theo kiểu “thượng sàng hạ mộ” và “ rất thiêng”.

Thời kỳ nhà hậu Lý từ Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông cho đến thời kỳ Thần Tông ở Phường Thái Hòa, Thành Thăng Long có ông Tô Hiến Tín thi đỗ khoa Hiền lương, được bổ nhiệm làm quan ở phủ Hà Trung, Aí châu( tức là thanh hóa ngày nay) khi đến nhậm chức ông thấy đất Cẩm Đới trong huyện Tống Sơn núi sông bao bọc như rồng bay hổ lượn, ở đây núi không cao mà xinh đẹp, sông không sâu mà trong xanh, đất không rộng mà bằng phẳng, rừng không to mà mầu mỡ, phong cảnh đẹp đẽ nên ông truyền lệnh cho binh sỹ và nhân dân xây dựng khu nhà quan viên trên đất làng Cẩm Đới , ông có vợ tên là Lê Thị Vi Tố, có một đêm thanh trời, trăng sáng, hai ông bà nằm ngủ ở chính phòng mộng thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ hai tay bế một Tiên đồng bảo rằng “ nhà ngươi phúc hậu trời đã chiếu soi nay ta cho một cậu bé xinh đẹp ngày sau xẽ giữ yên đất nước. Từ hôm ấy bà vợ có thai, đến mùa thu ngày 10/8 bà sinh được một con trai dáng điệu phong mã, thân hình chắc khỏe, điệu mạo khôi ngô giống như tiên đồng trong mộng và được cha mẹ đặt tên là Tô Hiến Thành.

Tô Hiến Thành sinh ra ở làng Cẩm Đới (Làng Chánh Lộc) ngày nay, năm 18 tuổi ông thi đỗ đầu bảng khoa trạng nguyên ông làm quan đến chức tham chi chính sự thời Lý Thần Tông, đến thời Lý Anh Tông ông làm chức Thái hiến đồng bình chưởng, ông coi dân như con, mấy năm liền 2 huyện Tống Sơn và Nga Sơn mất mùa, ông tâu lên Vua xin cho 4 tổng thuộc huyện Tống Sơn và 50 làng thuộc huyện Nga Sơn được miễn thuế, khỏi phiêu tán, cảm công đức ấy nên khắp nơi tự lập đền thờ để thờ sống ông và cũng là đền thờ ông sau khi ông hóa thần.khi làm quan ông thường đi về thăm hỏi nhân dân và khuyên bảo mọi người lấy nhân nghĩa để thu phục lòng người, sống thuận hòa để vun đắp làng xã, thương yêu nhường nhịn lẫn nhau, tất cả mọi người dân đều trọng ông như cha. Thời vua Lý Cao Tông phong cho ông thái úy chưởng thị vệ quân kiêm trị nội, ngoại sự và phong hiệu cho ông là tô đại liêu ,ông không cần tiếng tăm, cốt sao hết lòng giúp chúa,hiềm một nỗi lúc đó Vua còn nhỏ lại bị ốm đau luôn, ông hết lòng hò ấu Chúa nhưng ông bị bà thái phi họ Lê cùng với Đỗ Anh Vũ lừa dối hãm hại ông vì muốn cho con mình( là Long Xưởng) lên ngôi vua và ông đã bị mất tháng 8 năm 1179 hưởng thọ 57 tuổi, sau khi ông mất, mọi người muốn lưu lại danh tiếng của ông và hy vọng với bản lĩnh tốt đẹp sẵn có của ông có thể giúp dân trừ tà diệt quỷ, nên các làng trong 4 tổng thuộc huyện Tống Sơn và làng Thạch Lỗi cùng nhiều làng khác của huyện Nga Sơn đều lập đền thờ ông và được Vua huệ tông truy tặng ông là Tô Đại Liêu thượng đẳng tối linh thần và Truy phong đại vương, cho phép từ Cẩm Đới cùng 2 huyện Tống Sơn, Nga Sơn, nơi nào có đền thờ ông thì được rước sắc về thờ.
Đền thờ Tô Hiến Thành ở xã Hà Giang là một đền thờ chính trong số 72 đền thờ Tô Hiến Thành ở Thanh Hóa, xưa kia là một công trình kiến trúc nghệ thuật vô giá, rất tiếc đã bị triệt phá do nhận thức của con người lúc trước, trong nhiều năm qua, nhất là khi Đảng và nhà nước có chủ trương phục hưng các di tích lịch sử và văn hóa, nhân dân địa phương đã đến đền xưa, đất cũ để hương khói thờ phụng, cho đến giờ việc phục dựng trở lại kiến trúc đền Tô Hiến Thành đã trở thành yêu cầu bức thiết của toàn thể cán bộ, nhân dân trong xã Hà Giang, và cũng là mong mỏi của tập thể các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Hà Trung nói riêng và tỉnh Thanh hóa nói chung, đến hôm nay đền đã và đang được tôn tạo, trả lại diện mạo như xưa để thỏa lòng mong đợi của cán bộ, nhân dân trong xã Hà Giang và lãnh đạo các cấp, nhân dân lại được đến đây để được tỏ lòng nhớ ơn, tri ân thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, và để giáo dục cho thế hệ mai sau có ý thức phát huy, giữ gìn các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của di tích.

Kính thưa các các quý khách và bà con nhân dân !
Hà Trung rất tự hào là miền đất địa linh nhân kiệt có hàng trăm di tích, danh thắng. Đó là di sản vô cùng quý giá, trong đó có đền thờ Tô Hiến Thành tại xã Hà Giang chúng ta.

Nhìn ngôi đền cổ xưa nay chỉ còn lại nền móng, chứng tích cột, bia, đá tảng…là những trang sử hào hùng, không ai lại không thấy chạnh lòng. Để khu di tích đền Tô Hiến Thành được hồi sinh, đáp ứng với lòng mong mỏi của Đảng bộ và nhân dân xã Hà Giang, huyện Hà Trung, Thanh Hóa nói riêng và nhân dân nói cả nước nói chung, Đảng ủy-UBND xã Hà Giang, Ban quản lý Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích LSVH đền Tô Hiến Thành xã Hà Giang tha thiết kêu gọi sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, con em của quê hương đang làm ăn sinh sống trên mọi miền Tổ Quốc hãy bằng tấm lòng hảo tâm của mình góp công, góp sức xây dựng khu di tích, xứng với tầm quan trọng và ý nghĩa của di tích để công trình sớm được hoàn thành.

Xin trân trọng cảm ơn!
THƯ KÊU GỌI ĐỀN TÔ HIẾN THÀNH.doc

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289